VŨ TRƯỜNG SƠN1, NGUYỄN ĐỨC THẮNG2, HỒ QUỐC KHÁNH1, VĂN ĐỨC NAM1.
1Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; 2Tổng hội Địa chất Việt Nam
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, giá trị thương mại của các loại kim loại như đồng, kẽm, nickel, cobalt, vàng, bạc, chì… trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao, nên đã thu hút sự chú ý của các quốc gia có biển tới việc nghiên cứu, điều tra, thăm dò khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản này từ đáy biển sâu. Biển Đông có cấu trúc địa chất phức tạp, hoạt động magma đa dạng, đặc biệt hoạt động phun trào bazan xuất hiện từ khi tách giãn đáy biển Đông, hình thành các vòm nâng cấu trúc núi lửa; đó là điều kiện thuận lợi hình thành vỏ cobalt-mangan rất có triển vọng. Trong bài báo này, các tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về khoáng sản biển sâu trên các đại dương thế giới và biển Đông, đồng thời cũng nêu ra một số định hướng về hoạt động này ở Việt Nam.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)