LÊ VĂN CÔNG1, NGUYỄN THỌ SÁO2, NGUYỄN TRUNG THÀNH1, NGUYỄN QUANG THÀNH1
1Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 thì vùng biển Việt Nam chiếm gần 1/3 diện tích biển Đông và rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam có hơn 3.260km đường bờ và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng của nước ta. Biển Đông là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hàng năm khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên các tuyến đường biển qua Biển Đông. Có 29 trong tổng số 39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc hiện nay được vận chuyển bằng đường biển qua biển Đông. Ngoài ra, các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Đông là một trong các địa điểm nhộn nhịp nhất trên thế giới. Các tai họa kèm theo các hoạt động này là tình trạng ô nhiễm dầu nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Đông và biển Việt Nam được xem là một trong các nhiệm vụ cấp bách bảo vệ môi trường biển.
Trong khuôn khổ của đề tài KC.09/22-10: “Ô nhiễm dầu trên biển Đông và biển Việt Nam”, một trong những nhiệm vụ chính là mô phỏng và dự báo ô nhiễm dầu trên biển Đông và biển Việt Nam bằng mô hình số trị. Bài báo là một phần kết quả nghiên cứu lan truyền và biến đổi vệt dầu bằng phương pháp mô hình của đề tài trên.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Các khoa học về Trái đất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)