NGUYỄN CÔNG MINH, PHẠM THỊ THỦY
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc
Tóm tắt: Vùng ven biển Việt Nam là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm có biển, đầm phá, bãi bồi..., đã và đang cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho hoạt động kinh tế - xã hội tại vùng bờ nói riêng và cả nước nói chung. Việc bảo vệ các hệ sinh thái này đã và đang được tiến hành bằng nhiều công cụ như khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn đất ngập nước... và pháp luật và hành lang bảo vệ bờ biển đã cung cấp thêm một công cụ nhằm bảo vệ hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái vùng ven biển. Qua xem xét các bài học kinh nghiệm về thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của một số nước trên thế giới và thực tiễn xác định các khu vực cần thiết lập hành lang tại tỉnh Thái Bình, bài báo cho thấy hành lang bảo vệ bờ biển là một công cụ trong quy hoạch bền vững vùng bờ, có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với các công cụ quản lý khác để đạt được mục tiêu bảo vệ cơ sở hạ tầng vùng bờ khỏi các tác động bất lợi từ thiên tai, bảo vệ hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên và quyền tiếp cận và sử dụng chung của vùng bờ. Để bảo vệ hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên vùng bờ có thể sử dụng công cụ hành lang bảo vệ bờ biển đơn lẻ hoặc kết hợp với các công cụ quản lý khác như khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ đa dạng sinh học, khu vực bãi biển công cộng... Việc xác định điểm tham chiếu và phương pháp tính toán bề rộng hành lang bảo vệ bờ biển cần dựa vào mục tiêu bảo vệ và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng hạ tầng của từng vùng bờ cụ thể. Sử dụng một điểm tham chiếu chung cho các khu vực bờ biển khác nhau thường không phù hợp và không mang lại hiệu quả bảo vệ mong muốn của hành lang bảo vệ bờ biển.
(Xem toàn văn: Tuyển tập Hội thảo Khoa học năm 2018, liên hệ với Trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội)