Site Logo
  • Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam
  • Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc
  • Northern Center for Planning and Investigation of Marine resources - environment
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Thiết bị
    • Thiết bị địa vật lý
    • Thiết bị lấy mẫu
    • Thiết bị Trắc địa
    • Thiết bị phân tích trong phòng
  • Dự án / Đề tài
  • Dịch vụ
    • Khảo sát địa chất công trình biển
    • Hợp đồng dịch vụ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Liên hệ

Một số kết quả công tác địa vật lý trong điều tra địa chất công trình

12/11/2015 Chuyên mục: Dự án, đề tài
Mot-so-ket-qua-cong-tac-dia-vat-ly-trong-dieu-tra-dia-chat-cong-trinh

 

          Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và 5 xã đảo thuộc huyện Vân Đồn được thực hiện với sự phối hợp của các chủ đầu tư là Công ty Điện lực Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm 2013.   

Đây là Dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn trực tiếp cáp ngầm 22Kv dưới đáy biển, với tổng chiều dài 25,06km.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng như hiệu quả kinh tế và tăng tuổi thọ cho tuyến cáp ngầm, công tác khảo sát địa chất công trình biển đóng vai trò hết sức quan trọng.

          Tháng 11 năm 2012, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển nay là Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển (Marine Natural Resources - Environment Survey Center) đã tiến hành công tác khảo sát địa chất công trình biển bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý: Sub Bottom Profiler (SBP - địa chấn nông phân giải cao), Side Scan Sonar (SSS - Sonar quét sườn), Magnetometer (đo từ biển).

I. HỆ THỐNG THIẾT BỊ SỬ DỤNG

           1. Sub Bottom Profiler (SBP - địa chấn nông độ phân giải cao)

           Hệ thống SBP gồm CSP-1500, nguồn phát Boomer, dải đầu thu 20 chấn tử, bộ thu thập số liệu và xử lý sơ bộ Octopus 360+, máy tính, máy in nhiệt 1080.

Octopus 360+

CSP -1500

Máy in nhiệt EPC-1080

Nguồn phát Boomer

           Sóng âm phát từ nguồn phát Boomer truyền qua đáy biển, phản xạ từ các lớp trầm tích sát đáy, đến dải đầu thu Hydrophone, qua bộ thu thập và xử lý sơ bộ Octopus 360+, lưu giữ trên máy tính ở dạng số theo format SegY, đồng thời in băng bằng máy in nhạy nhiệt EPC - 1080.

           Các mặt cắt thời gian được tính chuyển sang mặt cắt độ sâu để minh giải tài liệu.

           Hệ thống SBP của MGMC cho phép phân biệt các lớp trầm tích có thành phần khác nhau với bề dày đến 20 cm

           2. Side Scan Sonar (SSS – sonar quét sườn)

           Hệ thống quét ảnh đáy biển SSS hoạt động với tần số 325KHz. Chiều sâu thả cá được điều chỉnh phù hợp trong quá trình khảo sát để thu được hình ảnh rõ nét nhất.

           Tốc độ tàu chạy 2.5 – 3.0 hải lý/giờ cho phép thu được ảnh sonar với độ phân giải ngang đạt trên 7ping/m, xác định được các dị vật có kích thước 1m3.

           Số liệu được thu thập bằng phần mềm MaxView của hãng C-Max. Các băng ảnh trên tuyến được ghép với nhau bằng phần mềm SonarWiz cho ta hình ảnh tổng quát bề mặt đáy biển của toàn bộ tuyến đặt cáp điện có bề ngang 500m.

           Các thiết bị của tổ hợp SSS như sau:

Cá (towfish)

Giao diện phần mềm MaxView


           Đo từ được thực hiện để khảo sát toàn bộ tuyến trung tâm nhằm tìm kiếm, xác định vị trí của vật liệu từ tính (bom, mìn, đạn…).         3. Magnetometer (đo từ biển)

           Thiết bị sử dụng là từ kế SeaSpy với độ nhạy 0.1 nT; tốc độ tàu chạy là 2.0 – 2.5 hải lý/giờ, chu kỳ đo là 4Hz cho độ phân giải khảo sát là 18cm.

           Số liệu được ghi vào bộ nhớ máy tính dưới định dạng .XYZ, .MAG hiển thị trên màn hình và in kết quả bằng máy in nhạy nhiệt iSys.

           Song song với quá trình đo trên tuyến, đã tiến hành đo biến thiên từ tại trạm cố định ở TP Hạ Long nhằm xác định sự biến thiên trường từ ngày đêm của khu vực khảo sát. Kết quả đo biến thiên từ  được sử dụng để hiệu chỉnh số liệu đo từ trên tuyến.

          Đầu thu được cố định bằng 1 phao nổi nhằm khống chế độ chìm sâu sao cho khoảng cách giữa đầu thu tới đáy biển < 2m.

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊA VẬT LÝ            

           1. Kết quả đo Sub Bottom Profle

           Số liệu SBP được xử lý bằng phần mềm RadExpro nhằm lọc nhiễu, loại bỏ sóng lặp nâng cao chất lượng tài liệu, quá trình phân tích, minh giải bằng phương pháp phân tập địa chấn. Kết quả thu được các lát cắt SBP có độ phân giải cao, ranh giới giữa các tập trầm tích rõ nét. Tài liệu SBP giải quyết được những vấn đề sau:

- Xác định bề mặt đá gốc;

- Phân chia các ranh giới địa chất trên lát cắt địa;

- Xác định được chiều sâu đến các mặt ranh giới phản xạ;

- Liên kết với các tài liệu địa chất, xây dựng mặt cắt địa chất – địa vật lý.

Từ đó ta có thể xác định được độ sâu để chôn tuyến cáp ngầm đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế, tăng tuổi thọ của công trình.

Minh giải mặt cắt Sub Bottom Profile – khu vực Cái Đài - Trà Ngọ

2. Kết quả Side Scan Sonar

Các dữ liệu quét ảnh đáy biển trên các tuyến trong hành lang khảo sát 500m được ghép ảnh thành sơ đồ ảnh sonar, cho ta một bức tranh tổng thể về bề mặt đáy biển. Từ đó có thể xác định được sự phân bố của các trường trầm tích cũng như sự xuất hiện các dị vật, bom mìn dưới đáy biển. Theo đó, đã phát hiện được một số vị trí có sự xuất lộ của đá gốc, không có dấu hiệu của bom mìn, đảm bảo an toàn cho quá trình thi công đặt tuyến cáp ngầm.

Một số đoạn băng sonar trong khu vực khảo sát

           3. Kết quả Magnetometer

           Các mặt cắt đo từ theo tuyến trung tâm được lập với tỷ lệ ngang 1/1.000 và tỷ lệ đứng 
1cm = 2.5nT. Trên các tuyến trung tâm, đồ thị trường từ khá ổn định, không có sự thay đổi đột biến trên các tuyến đo, điều đó khẳng định không có dị thường nào liên quan đến sắt từ cũng như không có bom mìn trên các tuyến đo, đảm bảo an toàn cho quá trình thi công chôn cáp ngầm.

Mặt cắt đo từ Bản Sen – Ba Mùn

III. SỬ DỤNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI Ở CÁC KHU VỰC KHÁC.

           MGMC đã bàn giao tài liệu cho Chủ đầu tư gồm: 44 mặt cắt địa chất – địa vật lý, bản đồ ảnh sonar trên 4 khu vực khảo sát, 4 mặt cắt từ trên các tuyến trục, các số liệu nguyên thủy theo đúng tiến độ. Kết quả này đã được nghiệm thu đạt chất lượng tốt. Với kết quả này, công tác đặt cáp ngầm đang được triển khai an toàn, đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí đáng kể cho Chủ đầu tư.

           Với tổ hợp các thiết bị hiện có và đã bổ sung máy đo Gradiometer của Canada với độ nhạy 0.01nT, độ phân giải 0.001nT MGMC hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của khảo sát địa chất công trình biển. Cụ thể là:

           - Khảo sát địa chất công trình để đặt các tuyến cáp điện ra các đảo, huyện đảo của cả nước như Lý Sơn, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Côn Đảo...

           - Khảo sát địa chất công trình để lắp đặt đường ống dẫn dầu, đường cáp quang xuyên biển...

           - Khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng công trình biển: Cảng biển, đê biển...

Bài viết khác

Danh-sach-cac-cong-trinh-bai-bao-da-duoc-cong-bo

Danh sách các công trình, bài báo đã được công bố

18/01/2019
Hop-tham-dinh-Du-an-Dieu-tra-tai-nguyen-bien-Binh-Thuan---Ca-Mau-ty-le-1/500000

Họp thẩm định Dự án Điều tra tài nguyên biển Bình Thuận - Cà Mau, tỷ lệ 1/500.000

25/12/2015
Du-an-Dieu-tra-vung-bien-0-60m-nuoc-Thua-Thien-Hue---Binh-Dinh

Dự án Điều tra vùng biển 0-60m nước Thừa Thiên Huế - Bình Định

13/10/2015
Danh-muc-De-tai-Du-an

Danh mục Đề tài, Dự án

30/01/2015
Nghien-cuu-thiet-ke-che-tao-ung-dung-thu-nghiem-bo-gian-khoan-dia-chat-bien-nong

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, ứng dụng thử nghiệm bộ giàn khoan địa chất biển nông

16/12/2012
Dieu-tra-co-ban-ve-dia-hinh-dia-chat-cong-trinh-vung-bien-quan-dao-Truong-Sa-va-vung-bien-DKI

Điều tra cơ bản về địa hình, địa chất công trình vùng biển quần đảo Trường Sa và vùng biển DKI

15/12/2012

Văn bản, tài liệu

  • Luật tài nguyên môi trương biển và hải đảo 2015
  • Quyết định số 2295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
  • Thông tư số 56/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu

Triết lý hoạt động của Cpim

Triết lý hoạt động của Cpim được thể hiện bởi “6C”: Điều tra Chuyên nghiệp, Tư vấn Chính xác, Thiết bị Chuyên dụng, Kết nối Chặt chẽ, Xử lý Chuyên sâu, Dịch vụ Chu đáo.

CPIM Gallery

Fan Page Facebook

  • http://facebook.com/CPIM.VN
  • Webmail: http://webmail.Cpim.vn

Địa chỉ của Cpim

125 Trung Kính, Trung Hòa
Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ
info@Cpim.vn
(0243) 7842325

© 2015 Cpim

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ